Cobot là gì?
Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để nâng cao năng suất và hiệu quả. Một đột phá trong lĩnh vực tự động hoá là sự ra đời của cobot (hay còn gọi là robot cộng tác). Vậy cobot là gì?
Cobot (viết tắt của cụm từ Collaborative Robot) hay Robot cộng tác, là một loại robot được thiết kế để làm việc với con người trong một không gian chung. Khác với các loại robot công nghiệp truyền thống cần hàng rào bảo vệ, cobot có thể hoạt động chung với con người do có các tính năng an toàn thông minh và thiết kế thân thiện. Một số dòng cobot còn được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo AI (như Cobot của Techman), giúp chúng vận hành thông minh hơn và hiệu quả hơn nhiều lần so với robot truyền thống.
Hai cobot đang hoạt động
Hiểu đơn giản, cobot vừa là một loại robot (có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi sức nặng), vừa là một “đồng nghiệp” với công nhân (có thể làm việc cạnh con người vì chúng rất an toàn).
Tại sao cobot đang dần trở thành xu hướng mới của ngành công nghiệp?
Với nhiều đặc điểm vượt trội, cobot đang mở ra một xu hướng mới cho các nhà sản xuất công nghiệp. Những cỗ máy tiên tiến này đang tạo nên một cuộc cách mạng tự động hoá khi cung cấp nhiều lợi ích và khả năng hơn mà các robot công nghiệp không có. Một số lợi ích đáng chú ý của cobot có thể kể đến như:
- Linh hoạt hơn: Cobot có tính linh hoạt cao hơn robot công nghiệp truyền thống rất nhiều. Không giống robot truyền thống thường được thiết kế cho một mục đích hoặc một quy trình cụ thể, cobot có thể dễ dàng lập trình lại và thích ứng với các nhiệm vụ mới khác nhau. Một cobot có thể sử dụng để chăm sóc máy, xử lý vật liệu, tra keo, sau đó lại có thể lập trình lại để hàn, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Do đó, cobot mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt cao hơn và thậm chí, tiết kiệm hơn (do không cần đầu tư nhiều robot khác nhau cho các ứng dụng khác nhau)!
- Tính di động cao hơn: Do sự nguy hiểm của robot trong quá trình vận hành, chúng thường bị “nhốt” trong các khung sắt và hàng rào để bảo vệ sự an toàn cho người vận hành. Vì vậy robot thường được bố trí cố định và sẽ rất mất thời gian để bố trí lại. Cobot không cần các hàng rào bảo vệ xung quanh và dễ dàng di chuyển, do đó người vận hành có thể dễ dàng tối ưu hóa lại bố cục dây chuyền sản xuất, sắp xếp lại các vị trí làm việc và điều chỉnh luồng công việc bất kỳ lúc nào, cải thiện hiệu quả và năng suất.
Robot công nghiệp bị "nhốt" trong lồng do chúng có thể gây nguy hiểm
- Khả năng thích ứng tốt: Cobot là một công nghệ linh hoạt và có khả năng thích ứng cao. Dù là dây chuyền sản xuất khối lượng lớn hay quy trình sản xuất hàng loạt nhỏ, cobot đều có thể điều chỉnh tốc độ, độ chính xác và sản lượng của chúng một cách liền mạch để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
- Giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động: Thiếu hụt lao động là dần trở thành thách thức đáng kể mà các nhà sản xuất phải đối mặt. Cobot có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tăng sản lượng và thông lượng sản xuất. Những cobot này bản chất vẫn là robot, do đó chúng có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm, giảm sự phụ thuộc vào sức lao động của con người và đảm bảo sản lượng ổn định.
- Giải phóng con người: với sự bổ trợ của AI, các cobot hiện nay dần có khả năng học nhanh hơn và hoạt động thông minh hơn, giúp giảm thời gian cần con người điều hành. Cùng với việc tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cobot giải phóng công nhân thoát khỏi các hoạt động thường ngày, cho phép họ đóng góp vào các lĩnh vực quan trọng hơn đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và tư duy sáng tạo.
Cobot của Techman có tích hợp AI
Lý do bạn nên đầu tư vào robot cộng tác
Bạn vẫn đang băn khoăn “tại sao tôi nên đầu tư vào cobot”? Hãy cùng khám phá lý do tại sao doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc tích hợp cobot vào hoạt động sản xuất.
- Hợp tác an toàn giữa người và robot: Một lý do quan trọng để đầu tư vào cobot là khả năng làm việc an toàn cùng với con người mà không cần rào chắn bảo vệ. Cobot có các cảm biến tiên tiến và tính năng an toàn giúp phát hiện và phản ứng với sự hiện diện của con người, đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Điều này làm giảm nguy cơ tai nạn và cho phép hợp tác chặt chẽ hơn giữa con người và robot. Việc đầu tư này không chỉ để bảo vệ nhân công của bạn mà còn giảm các chi phí cho hàng rào bảo vệ và các biện pháp an toàn tốn kém.
- Ít gây ra gián đoạn cho cơ sở hạ tầng hiện có: Cobot cung cấp quy trình tích hợp liền mạch. Kích thước nhỏ gọn và tính linh hoạt của chúng cho phép dễ dàng tích hợp vào không gian làm việc hiện có mà không cần sửa đổi nhiều. Bạn hoàn toàn có thể kéo cobot vào một vị trí làm việc mới và lập trình tại chỗ mà không cần xây dựng thêm bất cứ hàng rào hay khung sắt nào mới. Điều này làm cho cobot trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công ty nhỏ hoặc các nhà sản xuất hoạt động trong không gian hạn chế, vì họ có thể tận hưởng những lợi ích của tự động hóa mà không cần đầu tư thêm không gian hoặc thiết bị mới.
- Lập trình và triển khai đơn giản: Không giống như robot công nghiệp truyền thống thường yêu cầu kiến thức chuyên môn về lập trình và vận hành của các chuyên gia robot, các kỹ sư hoặc nhân viên sản xuất có thể lập trình và triển khai cobot một cách dễ dàng. Các công cụ và giao diện lập trình của cobot rất trực quan, cho phép người vận hành dễ dàng dạy cobot các nhiệm vụ mới hoặc điều chỉnh hoạt động của chúng theo nhu cầu.
Cách chọn một hệ thống cobot phù hợp cho doanh nghiệp của bạn
Có một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn hệ thống cobot cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là những lưu ý chính để hướng dẫn bạn trong quá trình lựa chọn:
1. Sự phù hợp với Nhiệm vụ và Ứng dụng
Bạn cần bắt đầu bằng việc xác định các nhiệm vụ và ứng dụng cụ thể mà cobot sẽ được sử dụng. Mỗi ứng dụng khác nhau sẽ yêu cầu các thông số về tải trọng, tốc độ, chiều dài sải tay,... khác nhau. Chẳng hạn cobot cho ứng dụng lắp ráp sẽ cần tải trọng cao hơn cobot cho ứng dụng kiểm tra sản phẩm, trong khi cobot cho ứng dụng đóng gói yêu cầu tốc độ cao hơn so với cobot tra keo,...
Hai dòng cobot Techman khác nhau với chiều dài sải tay và kích cỡ khác nhau
Đánh giá cụ thể nhu cầu hoạt động của bạn là bước đầu tiên để chọn được một cobot phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu tải trọng và môi trường hoạt động.
2. Tính năng An toàn và Tuân thủ
An toàn là yếu tố cần cân nhắc quan trọng nhất khi triển khai cobot trong môi trường làm việc chung với con người. Hãy đánh giá các tính năng an toàn của hệ thống cobot và đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn của bạn. Ngoài ra, hãy xem xét khả năng hợp tác an toàn của cobot với con người, sử dụng các biện pháp bảo vệ như giới hạn tốc độ tối đa và lực phù hợp khi triển khai hoạt động thực tế.
Bạn có thể tham khảo một số tiêu chuẩn an toàn robot được áp dụng trên toàn cầu, như tiêu chuẩn ISO 10218-1:2011 (Tiêu chuẩn về an toàn robot), ISO/TS 15066:2016 (tiêu chuẩn về robot cộng tác), ISO 13849 (Tiêu chuẩn an toàn của hệ thống điều khiển sử dụng trong máy móc),... Trong đó, một robot cộng tác tốt nên đáp ứng ít nhất hai tiêu chuẩn ISO 10218-1:2011 & ISO/TS 15066:2016.
3. Lập trình và Tích hợp
Hãy đánh giá yêu cầu lập trình và hệ thống hiện có của bạn cùng nguồn nhân lực phù hợp. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều kỹ sư chuyên môn cao về robot và có khả năng lập trình tốt, bạn có thể lựa chọn các cobot chức năng cao, yêu cầu chương trình lập trình phức tạp.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn ưu tiên sự nhanh chóng và hiệu quả, cũng như không có nhiều nhân sự có kinh nghiệm chuyên sâu về lập trình robot, bạn có thể tìm kiếm các cobot có giao diện thân thiện với người dùng, cho phép lập trình trực quan và triển khai tác vụ nhanh chóng. Chẳng hạn như cobot Techman với phần mềm lập trình TMFlow - phần mềm lập trình dạng kéo - thả đơn giản với cả người chưa có nhiều kinh nghiệm.
Lựa chọn một cobot có khả năng tương thích với các ngôn ngữ lập trình và nền tảng phần mềm phổ biến có thể đơn giản hóa việc tích hợp hệ thống, giảm thời gian thiết lập và tăng hiệu quả sản xuất. Do đó, đây là một yếu tố cần thiết khi lựa chọn hệ thống cobot cho doanh nghiệp.
4. Độ chính xác
Độ chính xác là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn cobot cho doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là khi cobot được sử dụng cho các nhiệm vụ đòi hỏi độ chính xác cao như lắp ráp các bộ phận nhỏ, hàn mạch tinh vi hoặc kiểm tra sản phẩm. Do đó việc xem xét độ chính xác cho các ứng dụng của bạn là rất quan trọng. Hãy đọc kỹ thông số về độ chính xác tại các bản thông số kỹ thuật của các loại cobot để lựa chọn cobot có độ chính xác phù hợp với yêu cầu của bạn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của cobot:
- Sai số: Sai lệch trong quá trình chế tạo và lắp ráp có thể ảnh hưởng đến sự chính xác của robot. Để hạn chế vấn đề này, bạn nên lựa chọn các dòng cobot uy tín trên thị trường, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận và kiểm định rõ ràng như cobot của Techman Robot, Universal Robot, ABB,...
- Cảm biến: Độ chính xác và độ nhạy của cảm biến ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của cobot.
- Phần mềm: Lỗi lập trình và sai số trong thuật toán điều khiển cobot có thể dẫn đến sai lệch vị trí. Do đó bạn nên lựa chọn các robot có phần mềm lập trình đơn giản, dễ sử dụng để tránh các sai sót không mong muốn.
- Tải trọng: Khả năng tải trọng của cobot ảnh hưởng đến độ chính xác của nó. Khi cobot phải mang tải trọng nặng, độ chính xác của nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự uốn cong của cánh tay robot.
- Độ cứng của cobot: Cobot càng cứng, độ chính xác của nó càng cao do chúng giảm thiểu rung động và độ lệch, giúp đảm bảo chuyển động chính xác hơn.
5. Chi phí và Lợi tức đầu tư (ROI)
Phân tích các tác động về chi phí và lợi tức đầu tư (ROI) liên quan đến hệ thống cobot. Điều này không chỉ bao gồm việc xem xét chi phí ban đầu khi mua cobot mà còn bao gồm cả các chi phí thường xuyên như chi phí bảo trì, chi phí đào tạo, chi phí nâng cấp hệ thống,..
Nhìn chung, đầu tư một hệ thống cobot sẽ có chi phí ban đầu cao hơn chi phí cho một hệ thống robot công nghiệp (do chúng có các công nghệ tiên tiến hơn và thiết kế thông minh hơn). Tuy nhiên, hệ thống cobot có thể tiết kiệm cho bạn các chi phí khác như: chi phí rào và khung sắt bảo vệ (do chúng an toàn), chi phí lập trình và tích hợp (do cobot lập trình đơn giản hơn), chi phí bảo trì bảo dưỡng (do có thiết kế tinh gọn hơn), ... Không những thế, bạn có thể tận dụng sự thông minh và linh hoạt của cobot để sử dụng cho các ứng dụng khác nhau hoặc cho các ứng dụng khó mà robot thông thường không làm được. Do đó, về mặt lâu dài, cobot là một lựa chọn mang lại lợi ích hơn gấp nhiều lần so với chi phí.
Hãy đánh giá kỹ các lợi ích tiềm năng về năng suất, tiết kiệm chi phí nhân công, cải thiện chất lượng và tăng hiệu quả hoạt động để xác định ROI theo thời gian, từ đó lựa chọn loại cobot phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp bạn.
Liên hệ chúng tôi để được trải nghiệm sử dụng cobot ngay tại chính doanh nghiệp của bạn, với bài toán của bạn!