Các nguyên nhân gây hỏng Load Cell thường gặp
Hỏng cáp
Hỏng cáp là một trong những nguyên nhân gây hỏng load cell thường gặp nhất. Ngoài trường hợp dây cáp bị gãy, bị gập trong quá trình sử dụng, cũng có những trường hợp dây dẫn bên trong bị đứt do rung động. Dây cáp hỏng đồng nghĩa với việc bạn không thể tiếp tục sử dụng cảm biến đó nữa.
Quá tải
Ngay cả khi tải trọng tĩnh dưới tải trọng định mức, rung động tần số cao vẫn có thể ảnh hưởng đến load cell. Ví dụ, nếu phôi tạo ra tiếng ồn quá lớn trong quá trình ép lắp ghép siêu âm hoặc ép lắp ghép, có thể xảy ra tình trạng tải trọng đỉnh vượt quá mức quá tải an toàn. Nếu tải trọng vượt quá mức quá tải an toàn dù chỉ trong tích tắc, Load Cell có thể bị hư hỏng ngay, dẫn đến giảm chất lượng hoặc lỗi.
Nút tiếp xúc tải bị mòn
Hiện tượng mòn tại nơi tiếp xúc là không thể tránh khỏi khi sử dụng Load Cell trong thời gian dài. Mức độ hao mòn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sử dụng. Tuy nhiên, có thể tăng khả năng chống chịu của load cell và sử dụng được lâu dài bằng cách làm nhẵn hoặc bôi trơn bề mặt của tấm đồ gá (được sử dụng trong quá trình ép vuông góc với nút) Nói cách khác, nếu bề mặt của tấm gá càng thô ráp và không được bôi trơn, load cell càng nhanh bị mài mòn.
Dây dẫn bên trong mất kết nối
Bên trong Load Cell có các dây dẫn để kết nối lá điện trở với dây cáp. Các rung động tần số cao cộng hưởng với tần số cộng hưởng của các dây đó, có thể dẫn đến ngắt kết nối của các dây. Hãy cẩn thận với các rung động tần số cao đối với Load Cell.
Cách bảo quản Load cell để sử dụng được lâu dài
Cẩn thận trong quá trình lắp đặt
Trong quá trình cố định Load Cell hoặc đồ gá, Load Cell có thể bị hỏng do phải chịu một tải trọng vượt quá tải trọng an toàn. Đặc biệt với những Load Cell chịu lực nhỏ, chúng sẽ rất dễ bị vượt quá giới hạn an toàn dù chỉ dùng một lực nhỏ từ đầu ngón tay.
Chính vì thế, điều đầu tiên cần nhớ là bạn cần hết sức cẩn thận và tuân thủ đúng hướng dẫn vận hành, lắp đặt từ nhà sản xuất để Load Cell có thể được gắn một cách an toàn.
Giữ cho Load cell chắc chắn
Điều thứ hai cần ghi nhớ, hãy đảm bảo rằng Load Cell được gắn không bị lỏng lẻo. Nếu load cell bị gắn lỏng, nó không những không đạt được độ chính xác mà còn xảy ra hiện tượng rung và mòn bất thường, dẫn đến hư hỏng loadcell.
Đừng làm cáp của load cell bị cong!
Ngoài ra, nếu cáp Loadcell bị cong, bị kéo hoặc bị tác động bởi rung động, hãy đảm bảo rằng bạn đã cố định lại cáp trước khi cho load cell hoạt động lại, đồng thời hãy lưu ý đến bán kính uốn của cáp, tránh cho cáp không bị uốn cong quá nhiều dẫn đến hỏng cáp.
Đặc điểm của kim loại cấu thành load cell
Loadcell được cấu tạo bởi một phần thân đàn hồi bằng kim loại có thể biến dạng khi chịu tải trọng tác dụng và một lá điện trở để đo "điện trở"; thể tích biến dạng của vật đàn hồi.
Biểu đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa độ giãn dài (biến dạng) của kim loại và lực.
Tiếp tục kéo dài kim loại cho đến một thời điểm nhất định, nó sẽ bị gãy. Và ngay cả trước khi đứt gãy, nếu nó đi qua điểm được gọi là "Điểm giới hạn", kim loại sẽ không trở lại hình dạng bình thường ngay cả sau khi loại bỏ tác dụng của tải trọng.
Điều này lý giải cho câu hỏi "Quá tải an toàn là gì?". Thông số quá tải an toàn được liệt kê trên bảng thông số kỹ thuật có nghĩa là kim loại sẽ không thể trở lại hình dạng bình thường nếu nó vượt quá tải trọng này dù chỉ một lần. Nếu hình dạng của miếng kim loại đó không trở lại bình thường đồng nghĩa với việc load cell đó không thể được sử dụng làm cảm biến nữa. Do vậy, hãy đảm bảo bạn chọn Load Cell với giới hạn lực phù hợp.
Tuy nhiên nếu làm như vậy có thể có một số vấn đề phát sinh như:
Tất cả những vấn đề trên đều có thể được giải quyết bởi "Super Cell"
- Bạn không cần tăng kích thước của Load Cell lên loại lớn hơn bởi quá tải an toàn đã được tăng lên đến 500%. Điều đó giúp Super Cell gần như không thể bị phá vỡ.
- Super Cell sử dụng Cáp Robot có khả năng chịu uốn, giúp giảm được các rủi ro về đứt, gãy cáp.
- Không có sự khác biệt về điểm 0 và toàn bộ dải đo, vì vậy không cần bước hiệu chuẩn tại thời điểm thay thế
- Ngoài khả năng chịu quá tải an toàn 500% (với Load Cell thông thường con số này chỉ từ 120 đến 200%), kết cấu của nó còn bao gồm hệ thống dây điện bên trong không dễ bị ảnh hưởng bởi cộng hưởng rung động.
Super Cell được phát triển dựa trên những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra sự cố gây hỏng Load Cell (đã đề cập ở trên), nhằm mục đích giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của dây chuyền sản xuất.
Ngay cả khi Load Cell cần thay thế, độ lệch trên điểm 0 được điều chỉnh xuống dưới 0,2% R.O. và độ nhạy dưới 0,1% R.O. Do đó, không cần hiệu chỉnh lại độ nhạy một cách phức tạp. Bạn đơn giản chỉ cần thay thế một cái Loadcell khác và quá trình sản xuất lại được tiếp tục.
Super Cell là giải pháp tối ưu của Load Cell có thể sử dụng lâu dài, tích hợp nhiều dải lực, là lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng đo lực. Xem ngay thông tin kỹ thuật của Super Cell
Tìm hiểu thêm các bộ hiển thị lực và load cell khác tại đây
Với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm và quan hệ lâu dài với các đối tác lớn trong lĩnh vực (Unipulse), Temas luôn tự tin mang lại những giải pháp tốt nhất với giá thành hợp lý cho từng ứng dụng cụ thể. Hãy theo dõi ngay blog của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ và tự động hóa.