Trong cuộc cách mạng tự động hoá, sự xuất hiện của robot AMR và Robot AGV đã mở ra một cuộc tranh luận về sự khác biệt và ưu điểm của từng loại. Bài viết này sẽ phân tích 8 điểm khác biệt quan trọng giữa hai robots này, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của từng loại robot.
Định nghĩa về robot AMR và robot AGV
Robot AMR là gì?
Theo Temas, Robot AMR (Autonomous Mobile Robot) là tên gọi của bất kỳ robot nào có khả năng di chuyển trong môi trường mà nó được đặt vào mà không cần có người điều khiển giám sát hoặc không cần một con đường cố định và xác định trước để chạy.
Robot AMR chạy trong nhà máy thông minh
Tìm hiểu thêm về robot AMR với bài viết: Robot AMR là gì? Ứng dụng của robot AMR trong hệ thống nhà kho
Robot AGV là gì?
Robot AGV (Automated Guided Vehicle) là các thiết bị tự động di chuyển được thiết kế để vận chuyển hàng hóa, vật liệu hoặc sản phẩm trong môi trường công nghiệp hoặc kho hàng một cách tự động và chính xác, thường thông qua hệ thống định vị và điều khiển tự động.
Robot AGV
8 điểm khác biệt giữa robot AMR và robot AGV
Robot AMR | Robot AGV | |
Giá cả |
AMR có chi phí ban đầu cao hơn do trí thông minh và khả năng linh hoạt cao hơn. |
AGV có chi phí khởi đầu thấp hơn do thiết kế đơn giản hơn. Tuy nhiên trong quá trình vận hành AGV sẽ mất thêm chi phí xây dựng và thiết kế nhà máy cũng như lập trình đường đi phù hợp. |
Điều hướng | AMR có khả năng tự định vị và điều hướng một cách linh hoạt, không cần cơ sở hạ tầng cố định. | AGV điều hướng dựa trên hệ thống định vị cố định như dây dẫn hoặc cảm biến trên mặt đất. |
Thời gian triển khai | AMR có thể mất thời gian lâu hơn để triển khai do yêu cầu cấu hình và học môi trường làm việc. | AGV dễ triển khai hơn vì chúng không yêu cầu hạ tầng phức tạp. |
Tính linh hoạt trong hoạt động | AMR linh hoạt hơn trong việc thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng tránh vật cản và điều chỉnh đường đi tự động. | AGV phải tuân theo đường dẫn cố định. |
Khả năng phản hồi | AMR có khả năng phản hồi nhanh hơn, có thể thay đổi hành vi hoạt động dựa trên môi trường và tình huống | AGV thường không linh hoạt bằng AMR. |
Các loại cảm biến | AMR thường được trang bị các loại cảm biến đa dạng, từ camera, LiDAR, đến cảm biến siêu âm để xác định môi trường. | AGV thường sử dụng cảm biến cơ bản hơn như cảm biến tiếp xúc hoặc cảm biến điện từ |
Sự an toàn | AMR có khả năng phát hiện và tránh vật cản tốt hơn, giúp tăng cường an toàn trong môi trường làm việc. | AGV dựa vào hệ thống định vị cố định, không có khả năng điều chỉnh linh hoạt khi gặp vật cản. |
Bảo trì | AMR có thể đòi hỏi bảo trì phức tạp hơn do sử dụng nhiều cảm biến và trí thông minh cao. | Bảo trì AGV thường đơn giản hơn do thiết kế đơn giản và ít cảm biến hơn. |
Nên lựa chọn robot AMR hay robot AGV?
Robot AMR | Robot AGV | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng | Thường được sử dụng trong các mô hình sản xuất linh hoạt, dòng sản phẩm đa dạng, và các môi trường làm việc đòi hỏi sự linh hoạt và tùy chỉnh cao. | Thường được sử dụng trong mô hình sản xuất có dòng sản phẩm ổn định, quy trình làm việc đơn giản và không đòi hỏi sự linh hoạt cao. |
Từ những ưu điểm và nhược điểm cùng tính ứng dụng trên, khách hàng có thể lựa chọn giữa robot AMR và robot AGV phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của môi trường làm việc. Nếu môi trường đòi hỏi linh hoạt, tùy chỉnh cao và có nguồn lực đầu tư cao hơn, robot AMR có thể là lựa chọn tốt. Trong khi đó, nếu môi trường đòi hỏi sự ổn định, đơn giản và ngân sách hạn chế, robot AGV có thể phù hợp hơn.
Tham khảo: Robot AMR Temas - TMR-300