NĂM XU HƯỚNG TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG NĂM 2023

Trong năm 2023, chúng ta sẽ chứng kiến những xu hướng tự động hoá hướng đến 3 yếu tố: đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

23 Dec 2022
Admin
Thời gian đọc: 7 phút
NĂM XU HƯỚNG TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG NĂM 2023

Tự động hoá là lĩnh vực liên tục có sự thay đổi và phát triển. Các quy trình, công nghệ và công cụ đang thay đổi từng ngày, giúp các hệ thống sản xuất trở nên tự động hoá hơn. Trong năm 2023, chúng ta sẽ chứng kiến những xu hướng tự động hoá hướng đến 3 yếu tố: đơn giản hơn, nhanh chóng hơnhiệu quả hơn. 

Đại dịch COVID-19 đã khiến các hệ thống sản xuất và cung ứng rơi vào tình trạng trì trệ và bế tắc kéo dài khiến chúng ta nhận thấy tự động hoá có thể giải quyết rất nhiều vấn đề và phục hồi chuỗi cung ứng một cách mạnh mẽ, ngay cả trong những ngành nghề trước đây chưa từng áp dụng tự động hoá (ví dụ như trường hợp sử dụng robot cộng tác để vận hành quán cà phê thay con người tại Singapore). Tình trạng thiếu hụt lao động cũng ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp, bởi vậy tự động hoá là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp chủ động vượt qua những biến động khó lường trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Sự trỗi dậy của thương mại điện tử vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt sau khi trải qua đại dịch Covid. Thương mại điển tử ngày càng đòi hỏi sự phát triển của phần mềm hơn, đòi hởi sự linh hoạt và thích ứng cao hơn, nhưng cũng cung cấp dịch vụ và sản phẩm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu liên tục thay đổi của người dùng. 

Hãy cùng khám phá những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Tự động hoá và Công nghiệp 4.0 trong năm tới! 

1. Sự phổ biến của mô phỏng kỹ thuật số 

Mô phỏng kỹ thuật số là một trong những hình thức tự động hoá mới mẻ và hấp dẫn. Mô phỏng kỹ thuật số là hình thức sử dụng mô hình ảo của sản phẩm/quy trình trên máy tính trước khi sản xuất sản phẩm vật lý. Quá trình này giúp phá vỡ đáng kể các quy trình sản xuất kinh doanh đã lỗi thời. Trong một cuộc khảo sát của IDC, 70% số người được hỏi nói rằng họ đang cân nhắc áp dụng chúng cho doanh nghiệp của mình trong tương lai gần. 

Mô phỏng kỹ thuật số thường sử dụng trong các mục đích:

  • Đánh giá các kịch bản ứng dụng mới 
  • Tối ưu hoá các quy trình 
  • Thực hiện thay đổi và tinh chỉnh sản phẩm 
  • Dự đoán và giải quyết các vấn đề bảo trì trong máy móc (chi phí bảo trì thấp hơn 30%, ít lỗi kỹ thuật hơn 75% và thời gian ngừng hoạt động ít hơn 45%, theo CADFEM) 

Mô phỏng kỹ thuật số và các bản sao sản phẩm/quy trình ảo sẽ cho phép các công ty cân nhắc để đưa ra quyết định có nên giới thiệu quy trình hoặc sản phẩm mới hay không, do đó ngăn ngừa lãng phí, giảm chi phí và tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, các bản mô phỏng kỹ thuật số có thể kết nối với các cảm biến trên máy móc để phục vụ mục đích dự đoán bảo trì. Các hoạt động của máy móc được giám sát trong thời gian thực và các lỗi hay hỏng hóc tiềm ẩn sẽ được báo cáo trước khi chúng xảy ra. 

2. Ứng dụng đám mây 

Trên bối cảnh sử dụng công nghệ đám mây ngày càng phát triển, các ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất trong năm tới sẽ là các “ứng dụng gốc trên đám mây” - là các phần mềm và ứng dụng được  phát triển đặc biệt để hoạt động trên đám mây, đáp ứng nhu cầu rất lớn về tốc độ, khả năng mở rộng và độ tin cậy cao cho tất cả các công ty thuộc mọi quy mô.

Tính năng độc đáo, đặc biệt của các ứng dụng gốc trên đám mây là các dịch vụ riêng lẻ chi tiết (microservices) và công nghệ vùng chứa. Microservices là các dịch vụ siêu nhỏ, riêng lẻ, độc lập thực hiện các chức năng cụ thể và chúng giao tiếp với nhau thông qua API. Do đó, các dịch vụ siêu nhỏ này có thể kết hợp với nhau trong các bộ chứa để chạy hoặc tích hợp trong các ứng dụng khác. Người dùng cuối có thể truy cập nhiều dịch vụ thông qua cùng một giao diện. 

Một trong những tính năng đặc biệt khác của chúng là phản hồi của người dùng có thể cải thiện ứng dụng ngay lập tức, tích hợp vào ứng dụng. Điều này khuyến khích việc nhà cung cấp phát hành thêm nhiều ứng dụng và giải pháp mới, các giải pháp ngày càng hữu ích và tối ưu. 

Ưu điểm của các ứng dụng gốc trên đám mây còn là việc chúng có thể được xây dựng tự do, kết hợp giữa các thành phần khác nhau để phù hợp với nhu cầu công nghệ và cơ sở hạ tầng của từng công ty. Các giải pháp này sẽ có thể ứng dụng vào thực tế nhanh chóng hơn, linh hoạt hơn so với các giải pháp được mã hoá đặc biệt.

3. Các nền tảng được lập trình đơn giản 

Các nền tảng được lập trình đơn giản được thiết kế để cho phép người dùng không có nhiều kinh nghiệm về lập trình vẫn có thể sử dụng và phát triển ứng dụng. Chúng cho phép người sử dụng thực hiện các thao tác với giao diện đồ hoạ dễ nhìn để thực hiện các nhiệm vụ tự động hoá thay vì phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình phức tạp. Điều này giúp mọi thứ trở nên đơn giản hơn với các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí nhân công và doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nhân công, thời gian đó để dành cho các công việc khác như phát triển các chiến lược kinh doanh để tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. 

Lập trình Techman AI Cobot dễ dàng và đơn giản với giao diện lập trình dạng kéo - thả trực quan

Ngoài ra, các nền tảng được lập trình đơn giản này cũng dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác, kể cả các ứng dụng của bên thứ ba. Bạn cũng dễ dàng giới thiệu các nền tảng này với người sử dụng bởi chúng không hề yêu cầu người sử dụng cần phải biết lập trình. Chúng được coi là những ứng dụng, chương trình “dành cho tất cả mọi người”, và theo Gartner, đến năm 2024 sẽ có đến 65% hoạt động phát triển ứng dụng có liên quan đến các ứng dụng dạng này. 

Điều đó cũng có nghĩa là trong tương lai, việc quản lý tự động hoá sẽ ngày càng đơn giản, trực quan và dễ tiếp cận hơn, các công ty có thể đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng cho nhân viên.  

4. Di chuyển hàng hoá bằng máy bay không người lái (drone) và robot 

Nhờ sự tăng trưởng liên tục của thương mại điện tử, các khách hàng muốn sản phẩm ngày càng được cá nhân hoá, được giao nhanh hơn, thuận tiện hơn và thiết thực hơn. Điều này sẽ thúc đẩy việc con người đưa robot và máy bay không người lái vào quy trình vận chuyển hàng hoá.  

Máy bay không người lái và robot có thể di chuyển hàng hoá tự động trên không trung và trên mặt đất, từ khu vực này sang khu vực khác của nhà máy. Cùng với hệ thống lưu trữ tự động thông minh, chúng ta có thể sử dụng máy bay không người lái và robot để xây dựng một hệ thống kho hiệu quả. Giải pháp hậu cần hoàn toàn tự động cho phép các công ty cắt giảm chi phí và loại bỏ lỗi chủ quan của con người.  

5. AI (Trí tuệ nhân tạo) và Blockchains (chuỗi khối) 

Môi trường làm việc hiện đại cung cấp khả năng truy cập vào dữ liệu ngày càng dễ dàng và sâu hơn. Khi nói đến hậu cần và chuỗi cung ứng, hệ thống lưu trữ tự động, robot, máy bay không người lái và phần mềm... đã trở nên ngày càng dễ tiếp cận, giúp việc quản lý và khai thác các dữ liệu cho mục đích phát triển kinh doanh ngày càng dễ dàng hơn. 

Trí tuệ nhân tạo có thể được áp dụng vào việc phân tích dữ liệu sau khi thu thập từ các quy trình tự động, từ đó đưa ra các quyết định chính xác dựa trên các dữ liệu, giúp tối ưu hoá toàn bộ chuỗi cung ứng và khai thác tối đa quy trình tự động hoá. 

Chuỗi khối (Blockchains) có thể quản lý và cập nhật các bản ghi dữ liệu và thông tin trong mạng một cách an toàn, cũng có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng. Ứng dụng blockchains có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện dịch vụ của họ và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả vì các doanh nghiệp có thể theo dõi và truy cập thông tin hàng hoá trong thời gian thực. 

Xem thêm: Bắt kịp xu hướng, Techman Robot nay đã trở thành Techman AI Cobot 

Tự động hoá vào năm 2023: Đơn giản hoá và đề cao tính linh hoạt 

Năm 2023 sẽ chứng kiến những đổi mới đột phá trong lĩnh vực tự động hoá, tập trung vào tính đơn giản hoá và sự linh hoạt, không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn về phần mềm, quy trình và hậu cần. 

Những năm gần đây ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng trong việc áp dụng các hệ thống tự động hoá trong tất cả các lĩnh vực được kết nối với thương mại điện tử, dẫn đầu là hậu cần. Các nhà kho trong tương lai sẽ ngày càng được tự động hoá nhiều hơn và điều khiển bằng dữ liệu, trong khi các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng linh hoạt hơn và có khả năng chịu được những biến động của thị trường. 

Kho tự động thông minh - xu hướng tự động hoá tiên tiến cho hoạt động hậu cần

Nếu bạn đang triển khai các sàn thương mại điện tử hoặc đã tham gia vào các sàn thương mại điện tử, hoặc bạn muốn bắt kịp xu hướng tự động hoá và sử dụng các hệ thống kho tự động cho công việc hậu cần của mình, tham khảo ngay: 9 lợi ích nổi bật của kho thông minh Modula VLM

Đọc thêm: Các tips để tổ chức một kho hàng hiệu quả hơn

Sửa đổi gần nhất vào: 23 Dec 2022

Đừng quên chia sẻ bài viết này!

Bài viết liên quan