Hiện nay mọi người đã quá quen thuộc với mã vạch barcode, mã QR code khi đi siêu thị, mua sắm quần áo, đồ dùng, thanh toán hoá đơn,… Vậy bạn đã thực sự hiểu về barcode hay chưa?
1. Barcode là gì?
Định nghĩa barcode
Barcode là các loại mã vạch, một công nghệ phổ biến hiện nay dùng để thu thập, truy xuất dữ liệu, nhận dạng dữ liệu thông qua mã số và chữ số của một đối tượng nhất định. Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt hoặc dày mỏng khác nhau, có khoảng trống xen kẽ nhau được sắp xếp theo một trật tự được mã hoá để các máy quét barcode có thể nhận dạng và đọc được.
Barcode xuất hiện nhiều trong đời sống
Các loại barcode
1. Barcode tuyến tính (1D)
Barcode tuyến tính, hay barcode 1D, là một dạng mã vạch tuyến tính thông thường, được cấu tạo bởi các sọc đen trắng sắp xếp xen kẽ nhau. Mã vạch dạng này được gọi là “một chiều”, hay “tuyến tính” do các dữ liệu được mã hoá theo chiều rộng ngang. Nếu muốn tăng nội dung dữ liệu bạn cần phải tăng chiều rộng của mã.
Một số loại mã 1D hiện nay
- UPC:
- UPC viết tắt của cụm từ Universal Product Code, một loại mã vạch dùng để dán và truy xuất hàng hoá tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã này được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ, Canada và một số quốc gia lớn khác như New Zealand, Anh, Úc,…
- UPC bao gồm 2 phần: phần mã vạch với các đường thẳng song song, độ lớn nhỏ khác nhau dành cho máy quét và phần số gồm 12 số để con người có thể nhận biết (phần số không bao gồm chữ cái hoặc ký tự đặc biệt).
- EAN:
- Europian Article Number (EAN) là một loại mã vạch phổ biến tại Châu Âu, được ứng dụng chủ yếu vào hàng hoá tiêu dùng tại các điểm kinh doanh, siêu thị, bán lẻ,..
- CODE 39:
- CODE 39 khắc phục được nhược điểm của 2 loại mã vạch trên, đó là chúng có thể mã hoá các số tự nhiên, các ký tự chữ hoa, ký tự đặc biệt và chúng có dung lượng không giới hạn. Loại code này thường được sử dụng trong các ngành xuất bản sách, y tế, quốc phòng,...
- CODE 128:
- CODE 128 là loại mã có thể mã hoá số, văn bản và toàn bộ 128 ký tự của ASCII (ASCII 0 – ASCII 128). Mã Code 128 có mật độ cao (cùng một nội dung dữ liệu nhưng kích thước nhỏ hơn Code 39), mang đén hiệu quả mã hoá cao, ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp y tế, ngân hàng máu,...
- ITF:
- Mã ITF (INTERLEAVED 2 OF 5) tạm dịch là mã xen kẽ 2 trên 5, là loại mã vạch mã hoá cặp số ở mật độ cao tương tự Code 128, thuộc loại mã vạch tuyến tính có 2 chiều rộng liên lục với độ dài bất kỳ, miễn có 1 chữ số chẵn trong mã. Mã ITF thường được sử dụng trong phân phối và nhận dạng kho hàng, in trên các thùng hàng bìa cứng.
Ứng dụng của các loại code 1D phổ biến
Loại mã vạch | Ngành nghề sử dụng | Đặc điểm |
UPC |
Công nghiệp thực phẩm Bán buôn, bán lẻ Sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ và Canada |
Cần mã số, không cần mã chữ Mật độ cao Đáng tin cậy Cần mã kiểm lỗi |
EAN |
Công nghiệp thực phẩm Bán buôn, bán lẻ Sử dụng chủ yếu ở Châu Âu và các nước khác không thuộc Bắc Mỹ |
Cần mã số, không cần mã chữ Mật độ cao Đáng tin cậy Cần mã kiểm lỗi |
Code 39 |
Bộ Quốc phòng Ngành y tế Công nghiệp nhôm Xuất bản sách Cơ quan hành chính |
Cần mã hoá cả chữ và số Dễ in Rất an toàn, không cần mã kiểm lỗi |
Code 128 |
Công nghiệp chế tạo Vận chuyển Container |
Cần dung lượng 128 ký tự Hiệu quả mã hoá cao Kích thước nhỏ |
ITF |
Phân phối, lưu kho Các sản phẩm không phải thực phẩm Sản xuất, bán buôn, bán lẻ Vận chuyển Container |
Dễ in Kích thước nhỏ |
Codabar |
Ngân hàng máu Thư viện Thư tín chuyển phát nhanh trong nước Công nghiệp xử lý phim ảnh |
Rất an toàn |
2. Barcode ma trận (2D)
2D có nghĩa là “Hai chiều”. Các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin quy ước chiều mã vạch hơn mã tuyến tính (1D). Những quy ước mã vạch rộng lớn nhiều hơn dữ liệu được mã hoá. Mã vạch 2D sử dụng cả phương ngang và phương thẳng đứng để chứa được nhiều dữ liệu hơn.